Nhận thức hình ảnh và nguyên tắc GESTAIL

27
08
'14

Trong năm 1910, nhà tâm lý học Max Wertheimer đã phát hiện ra điều thú vị khi ông quan sát thấy một loạt các ánh đèn bật tắt khi đoàn tàu lửa đi qua một ngã tư. Điều tương tự với các bóng đèn nhấp nháy được bố trí xung quanh rạp chiếu phim.

Trong năm 1910, nhà tâm lý học Max Wertheimer đã phát hiện ra điều thú vị khi ông quan sát thấy một loạt các ánh đèn bật tắt khi đoàn tàu lửa đi qua một ngã tư. Điều tương tự với các bóng đèn nhấp nháy được bố trí xung quanh rạp chiếu phim.

 

 

Khi quan sát, chúng ta có cảm giác một bóng đèn đang di chuyển vòng vòng, trong khi thực tế việc các bóng đèn cố định nhấp nháy có thứ tự khiến chúng ta cảm giác nó đang chạy.

 

Phát hiện này dẫn tới một loạt các nguyên tắc mô tả về cách chúng ta nhận biết vật thể. Các nguyên tắc này chiếm vị trí quan trọng trong mọi vấn đề khi chúng ta làm thiết kế.

 

Chúng ta nên bắt đầu với nguyên tắc Gestalt (từ tiếng Đức, nghĩa là hình dạng, hình dáng), bởi vì các nguyên tắc thiết kế đều phát sinh từ lý thuyết gestalt. Trong bài này, tôi sẽ cùng bạn ôn lại một chút về lý thuyết và đưa ra một vài định nghĩa cơ bản của nguyên tắc Gestalt.

 

Những bài tới chúng ta sẽ xem xét các vấn đề như không gian, cân bằng, phân cấp thị giác. Chúng ta sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của nguyên tắc Gestalt lên khía cạnh của thiết kế và một vài ví dụ thực tế để chỉ ra những nguyên tắc gestalt đang được sử dụng.

 

Ý tưởng chính đằng sau của nguyên tắc Gestalt 

"Tổng thể không phải là sự tổng hợp của từng bộ phận"

 

- Kurt Koffka

 

Câu trên là một nguyên tắc Gestalt thu gọn. Khi con người chúng ta nhìn thấy một nhóm vật thể, chúng ta nhận ra toàn bộ chúng trước khi nhìn các vật thể riêng biệt. Chúng ta thấy tổng thể nhiều hơn là thấy tất cả vật thể, và thậm chí khi những phần được chia ra riêng rẽ, chúng ta vẫn nhìn theo cách tập hợp chúng như tổng thể.

 

Có rất nhiều ý tưởng chính đằng sau Gestalt:

 

Sự xuất hiện (Tổng thể được xác định trước từng phần)

 

Sự xuất hiện là quá trình tạo hình các mẫu phức tạp theo các quy luật đơn giản. Khi chuẩn bị xác định một đối tượng, đầu tiên chúng ta sẽ xác định nét bên ngoài (outline). Chúng ta sau đó định hình các nét bên ngoài tương ứng với các hình dạng và vật thể chúng ta đã biết trước đó để tìm hình quen thuộc. Chỉ sau khi nhận ra mẫu phù hợp thông qua sự tổng hợp các nét bên ngoài, chúng ta mới bắt đầu xác định những phần đã tạo nên tổng thể đó. 

 

Khi thiết kế, chúng ta cần nhớ rằng con người sẽ nhận ra các vật thể bởi hình dáng chung của chúng. Một cách đơn giản để nhận biết vật thể sẽ giúp chúng ta xử lý nhanh hơn là đi sâu vào các chi tiết.

 

Sự vật hoá (bộ óc sẽ hoàn thành phần còn trống)

 

Sự vật hoá (reification) là một khía cạnh của nhận thức trong đó các đối tượng được nhận thức có chứa các thông tin không gian nhiều hơn nó thật sự có.

 

Như cách chúng ta cố gắng để khiến thứ chúng ta thấy quen thuộc với thứ nào đó chúng ta đã lưu trong bộ nhớ, mà thường thì nó chính không hoàn toàn chính xác. Thay vào đó chúng ta tìm thấy một kết quả gần đúng và tự tạo ra các phần còn trống mà chúng ta nghĩ chúng ta sẽ thấy.

 

Sự vật hoá giúp chúng ta không cần phải trình bày một hình dạng bên ngoài hoàn hảo để người xem có thể thấy nó. Chúng ta có thể bỏ đi một vài phần bên ngoài miễn là chúng đủ gần gũi với mẫu ban đầu. Bạn có thể xem các vị dụ bên dưới đối với quy tắc của sự gắn kết.

 

Liên kết ổn định (bộ não tìm cách tránh sự không chắc chắn)

Liên kết ổn định là xu hướng của trải nghiệm cảm nhận mơ hồ nhằm đem lại sự ổn định và qua lại giữa các cách diễn giải khác nhau. Một số đối tượng có thể được nhận ra theo hơn một cách. Một ví dụ trong các sắp đặt ở dưới. Hình ảnh có thể nhìn thấy như là hai khuôn mặt hoặc là một chiếc bình.

 

Bạn không thể nhìn thấy cả hai cùng một lúc. Thay vào đó bạn chuyển đổi qua lại nhanh chóng giữa hai lựa chọn này. Một có vẻ là nhận thức chủ yếu và sau đó bạn bắt đầu có thể nhìn thấy cái kia.

 

Từ góc độ người thiết kế nếu bạn muốn thay đổi nhận thức một số người, đừng có cố gắng thay đổi thất cả cùng một lúc. Tìm một cách nào đó để khiến họ thấy một sự thay thế bên cạnh yếu tố mà họ hình dung ban đầu. Sau đó tạo thêm sức mạnh cho phương pháp thay thế đó và làm yếu đi cách ban đầu.

 

Bất biến (chúng ta giỏi trong việc nhận ra những gì tương tự và khác biệt)

 

Bất biến là bản chất của nhận thức trong những đối tượng đơn giản được nhận biết độc lập với những đảo ngược, biến dạng và thu phóng. Vì chúng ta thường xuyên gặp phải những đối tượng từ các góc độ khác nhau, chúng ta đã phát triển khả năng nhận thức chúng cho dù chúng xuất hiện khác đi.

 

Hình dung nếu bạn chỉ có thể nhận ra ai đó bạn biết nếu họ phải đứng chính diện, và bạn không biết nếu họ xoay mặt ngang hoặc quay lưng. Ngoài những góc độ nhận biết đặc biệt thì chúng ta vẫn có thể nhận ra ai đó.

 

Bạn có thể thấy những ý tưởng này trong các nguyên tắc dưới. Ý tưởng chính là nguyên tắc Gestalt là về nhận thức và những gì được mang tới bởi các đối tượng. Các nguyên tắc nói ra phần cốt lõi của ngôn ngữ thị giác trong các môi trường làm việc.

 

Nguyên tắc Gestalt

Hầu hết các nguyên tắc đều tương đối dễ hiểu. Chúng có những nhận biết chung xuất hiện trong đó.

 

"Tất cả đều tương đương, các yếu tố đều có liên quan tới dự định X được nhận thức nhóm lại thành các đơn vị cấp bậc cao hơn".

 

- Stephen Palmer

 

Rất nhiều các nguyên tắc dưới đây tuân theo mẫu này. Các nguyên tắc khác xác định X hoặc các cấp bậc cao hơn được nhận thấy.

 

Quy luật của PRÄGNANZ (Tạo hình tốt, quy luật của sự đơn giản)

 

"Con người sẽ cảm nhận và giải thích hình ảnh mơ hồ hoặc hình ảnh phức tạp trong một/nhiều hình dạng đơn giản nhất có thể".

 

Đây là nguyên tắc cơ bản của Gestalt. Chúng ta thích những thứ đơn giản, rõ ràng và được phân cấp. Bản chất của những điều này là chúng an toàn hơn. Chúng lấy ít thời gian của chúng ta để nhận biết và hiển thị ít bất ngờ hơn.

 

Khi phải đối mặt với những hình dạng phức tạp, chúng ta có xu hướng sắp xếp chúng lại thành các đối tượng đơn giản hoặc một tổng thể đơn giản. 

 

 

01-pragnanz

 

 

Bạn thích nhìn hình bên trái phía trên được tạo bởi các vòng tròn, hình vuông và tam giác đơn giản hơn là bạn nhìn thấy hình bên phải với sự phức tạp màu sắc và một hình dạng tổng thể mơ hồ.

 

Trong trường hợp này, nhìn ba vật thể khác khá đơn giản hơn là nhìn một đối tượng phức tạp. Trong trường hợp khác, đơn giản là thấy một đối tượng riêng biệt, điều mang tới chúng ta … sự gần gũi.

 

Sự liên kết

 

"Khi nhìn một sự sắp xếp các yếu tố phức tạp, chúng ta muốn nhìn một mẫu đơn và có thể nhận biết được.

 

Như với quy luật Prägnanz, sự liên kết nhìn đơn giản. Sự liên kết là trái ngược với những gì ta nhìn thấy trong bức hình quy luật Prägnanz phía trên nơi ba đối tượng đơn giản hơn là một. Với sự liên kết, chúng ta thay thế sự kết hợp từng phần vào một hình dạng tổng thể đơn giản. Mắt chúng ta tự điền các thông tin còn thiếu để tạo thành những hình hài hoàn hảo.

 

02-closure

 

Trong tấm hình bên trái phía trên, bạn sẽ thấy một tam giác trắng cho dù trên hình chỉ thực sự gồm ba hình giống như trò chơi Pac-Man màu đen.

 

Với hình phía bên phải, bạn thấy một chú gấu trúc cho dù hình hiện hữu là tập hợp các hình dạng ngẫu nhiên. Nhìn ra hình tam giác và con gấu dễ hơn là cố gắng nhìn những đối tượng riêng biệt. Sự liên kết có thể coi như là một chất keo giữ các yếu tố lại với nhau. Đó là việc con người có xu hướng tìm kiếm một mẫu quen thuộc.

 

Chìa khoá để gắn kết là cung cấp đầy đủ thông tin để mắt (bộ não) có thể tự tìm ra những phần còn lại. Nếu thiếu hụt quá nhiều, các yếu tố sẽ sự chia ra các phần nhỏ thay vì tạo nên một tập hợp. Nếu quá nhiều thông tin đựơc cung cấp, thì sự gắn kết không xảy ra.

 

Tính đối xứng và thứ tự (order)

 

"Mọi người có xu hướng nhận thức các vật thể với các hình dạng đối xứng từ trung tâm".

 

Sự đối xứng cho phép chúng ta một cảm giác của sự vững chắc và trật tự, thứ mà chúng ta mong muốn thấy.

 

Chúng ta thường áp đặt trật tự từ hỗn loạn một cách tự nhiên.

 

Nguyên tắc này dẫn ta tới mong muốn cân bằng trong các sắp xếp thành phần, mặc dù các sắp xếp không hoàn toàn đối xứng để tạo cân bằng.

 

03-symmetry

 

Trong hình ảnh phía trên, bạn sẽ thấy 3 cặp dấu ngoặc mở và đóng. Nguyên tắc đối xứng khi chúng ta đọc bài viết này, có thể gợi ý chúng ta thấy cái gì khác. Điều đó cho thấy sự đối xứng được ưu tiên hơn là gần nhau.

Bộ môn
chuyên ngành

200x200
Mạng
máy tính
200x200
công nghệ
phần mềm
200x200
Đồ họa
200x200
Tin học
cơ sở