Trải nghiệm để dạy tốt hơn

26
09
'14

Qua trải nghiệm thực tế từ doanh nghiệp, nhiều giảng viên đã có những bứt phá trong chương trình, xóa bỏ lối mòn trong đào tạo.

Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đang đưa giảng viên đi học tập, làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Những giảng viên này dù học vị là thạc sĩ, có người đang học nghiên cứu sinh nhưng những trải nghiệm khi làm nhân viên ở các công ty đã cho họ tiếp cận công nghệ mới, được làm dự án thật và bị xoáy trong áp lực vô hình.

Nhóm giảng viên tham gia làm việc thực tế - Ảnh: Trương Quốc

Khi phải chạy dự án, 2 nghiên cứu sinh Tiêu Kim Cương, Hoàng Công Trình và thạc sĩ Phan Gia Phước, Trương Bá Thái của Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức phải  làm việc từ sáng đến tận khuya tại Công ty tin học TMA Solutions không khác nhân viên chính thức của công ty. Nhóm trưởng Tiêu Kim Cương cho biết nhóm sẽ làm việc trong 6 tháng cho đến giữa tháng 12. Tuy mới đi được nửa chặng đường nhưng nhóm đã được tham gia nhiều dự án như My mobile (Hồng Kông), AudioViewer, NexMac (Nhật Bản)… Anh Cương cho biết: “Khi làm thực tế thì mình thấy khác nhiều, trong đó có nhiều thứ mình không biết gì cả. Đây là trải nghiệm rất quý để sau này mình dạy cho  sinh viên với một giáo trình được cập nhật từ thực tế”. Trong khi đó, thạc sĩ Phan Gia Phước chia sẻ: “Đi làm mới thấy có nhiều phát minh mới trong công nghệ, bắt buộc mình phải nắm bắt ngay. Nếu chỉ đi dạy thì khó biết được những thay đổi. Ngoài ra, mình học được cách quản lý như thế nào, việc này nhằm giúp mình giao việc cho sinh viên đúng đắn”.

Đánh giá những trải nghiệm tại doanh nghiệp, thạc sĩ Hoàng Công Trình cho rằng điều này có lợi cho giảng viên và sinh viên. Có va chạm với thực tế giảng viên mới tiếp cận được nhiều cái mới, công nghệ mới. Anh đúc kết: “Đi theo doanh nghiệp để học cái mới, học cách người ta triển khai dự án để về truyền đạt cho sinh viên, để khi ra trường sinh viên không bỡ ngỡ”.
Vừa tham gia thực tế tại  doanh nghiệp với vị trí thiết kế website, giảng viên Nguyễn Ngọc Cẩm Tú cho biết: “Khi đi làm mình mới biết doanh nghiệp hay sử dụng cái gì nhiều. Nhờ vậy, khi dạy mình nhấn mạnh những gì mới cho sinh viên. Nếu không mình cứ giảng cái nào cũng như cái nào thì sinh viên ra trường khó bắt kịp được. Đi thực tập ở doanh nghiệp xong khi đứng lớp mình đã tự tin hơn rất nhiều”.

Thạc sĩ  Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho biết do  các trường cạnh tranh đào tạo rất khốc liệt, muốn sinh viên ra trường được xã hội công nhận, doanh nghiệp nhận vào làm việc thì trường phải nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp để đào tạo tốt hơn.

ĐH Quốc gia TP.HCM cũng có cách giúp giảng viên tiếp cận với doanh nghiệp, với thực tế. Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH này, thông tin: “Chúng tôi đang triển khai theo 3  dạng: Một là, các giảng viên sẽ làm đề tài mang tính chất chuyển giao công nghệ mà doanh nghiệp đang cần. Hai là, doanh nghiệp hợp tác với trường trong việc điều chỉnh chương trình đào tạo. Cách thứ ba là  giảng viên sẽ tham gia làm cố vấn mang tính chất thường xuyên, định kỳ với doanh nghiệp”.
Trương Quốc
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131011/trai-nghiem-de-day-tot-hon.aspx

Tuyển sinh
CAO ĐẲNG
2024
Ngành

Truyền thông &
Mạng máy tính
Ngành

Công nghệ thông tin
Ngành

Thiết kế đồ họa

Catalogue
English

FIT - TDC catalogue English

Japanese

FIT - TDC catalogue Japanese

Lịch
trực khoa

Họ & Tên (Chức vụ) Thời gian
Buổi Thứ
Võ Thành Trung
(Trưởng Khoa CNTT)
Sáng Thứ 2
Chiều Thứ 5
Sáng Thứ 6
Phan Thị Thể
(Phó Khoa CNTT)
Sáng Thứ 2
Nguyễn Huy Hoàng
(Trưởng Bộ môn Công nghệ phần mềm)
Chiều Thứ 4
Cao Trần Thái Anh
(Trưởng Bộ môn Mạng máy tính)
Chiều Thứ 3
Nguyễn Phong Lan
(Trưởng Bộ môn Đồ họa)
Sáng Thứ 3
Nguyễn Huy Hoàng
(Phụ trách quản lý Bộ môn Hệ thống thông tin)
Sáng Thứ 5
Việc làm TDC

Sự kiện
Hoạt động

Bộ môn
chuyên ngành

200x200
Mạng
máy tính
200x200
công nghệ
phần mềm
200x200
Đồ họa
200x200
Tin học
cơ sở