Sinh viên cntt chọn chuyên ngành nào?

15
09
'14

Khối ngành CNTT luôn thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Dù chọn chuyên ngành nào thì người học phải có niềm yêu thích đam mê và phải có tư duy phù hợp với ngành nghề mình chọn.

Trong thời đại số hoá, công nghệ thông tin là một ngành cực kỳ hấp dẫn cả về nhu cầu tuyển dụng lẫn mức thu nhập. Khối ngành Công nghệ thông tin (CNTT) luôn thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, phù hợp với những người năng động, thích khám phá và sáng tạo đặc biệt là các bạn có niềm đam mê về tin học, mạng máy tính... Và vấn đề chọn chuyên ngành trong ngành CNTT để tìm các hướng đi phù hợp cũng là điều đáng suy nghĩ và quyết định cho tương lai của mình.

Hiện nay, ngành CNTT ở Việt Nam vẫn liên tục tăng “cầu” về nhân lực, chuyên ngành nào của CNTT cũng đang rất cần người. Chọn chuyên ngành mạng hay công nghệ phần mềm là một trong những vẫn đề băn khoăn của các bạn sinh viên Công nghệ thông tin.

Với chuyên ngành công nghệ phần mềm có thể làm nhiều việc: Thiết kế website, Lập trình máy tính, Lập trình Mobile, thiết bị di động, lập trình nhúng, … Ngành này yêu cầu bạn phải giỏi toán và logic thì mới lập trình tốt. Quan trọng nhất là trong quá trình học, bạn phải nắm rõ được những tư duy thuật toán cơ bản. Tuy ngành phần mềm hiện đang hot hiện nay nhưng phải phụ thuộc vào sức học của mỗi người. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn ngành thích hợp với mình.

Với chuyên ngành mạng máy tính có thể làm nhiều việc như: Quản trị mạng, Bảo mật mạng, thiết kế và bảo trì hệ thống mạng, … Nhưng muốn vươn lên thì cần lấy các chứng chỉ mạng cao cấp. Ngành này phù hợp cho những bạn không thích code.

Đối với câu hỏi “Sinh viên CNTT nên theo học mạng hay phần mềm để dễ kiếm việc làm hơn?” Không thể đưa ra lời khuyên nào thích đáng cho câu hỏi này vì cả thị trường về mạng máy tính và công nghệ phần mềm đều là những thị trường tiềm năng. Nếu có, thì lời khuyên đó là dù chọn chuyên ngành nào thì người học phải có niềm yêu thích đam mê và phải có tư duy phù hợp với ngành nghề mình chọn.

Dù chọn chuyên ngành nào thì lượng kiến thức trong sách vở, giáo trình của nhà trường chắc chắn sẽ không bao giờ là đủ cho một cử nhân CNTT. Vì vậy, SV CNTT phải tự ý thức được vấn đề tự học là chính. Đặc biệt với các môn chuyên ngành CNTT, SV thường được giới thiệu sơ về một vấn đề và yêu cầu các SV lập nhóm, tự tìm hiểu đề tài, triển khai các ứng dụng hoàn chỉnh. Cách học này giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, tự học, làm việc nhóm của SV. Có như vậy thì SV CNTT sẽ có đủ hành trang để đi làm, bằng không sẽ hơi vất vả trong vấn đề việc làm.

Tóm lại, chọn chuyên ngành nào không quá quan trọng, mà cái quan trọng nhất là bạn phải có khả năng và niêm đam mê trong lĩnh vực mình chọn.

Bộ môn
chuyên ngành

200x200
Mạng
máy tính
200x200
công nghệ
phần mềm
200x200
Đồ họa
200x200
Tin học
cơ sở