Tiếng anh là một hành trang tất yếu của dân công nghệ thông tin

Posted September 14, 2014
Category Student
Để học và làm việc trong ngành CNTT hiệu quả thì Tiếng Anh là một công cụ đắc lực, là bí kíp thành công. Sinh viên Công nghệ thông tin vững Tiếng Anh chuyên ngành không những dễ dàng hơn trong việc đọc hiểu và tra cứu tài liệu học tập mà còn là một ứng viên sáng giá dễ dàng thuyết phục bất cứ nhà tuyển dụng khó tính nào...

Một câu hỏi đáp nhanh cho các bạn dân CNTT: ngôn ngữ chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gì? Không phải Java, không phải C#, không phải C++, …. Đó là ngôn ngữ Tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hầu hết các phần mềm, giao diện, tài liệu nghiên cứu về CNTT đều sử dụng tiếng Anh.

Công nghệ thông tin là ngành có tốc độ phát triển khá nhanh. Những tài liệu, giáo trình trong nước thường được dịch hoặc soạn lại từ các giáo trình, tài liệu nghiên cứu tiếng Anh vì vậy kiến thức trên các tài liệu tiếng Việt thường lạc hậu hơn nhiều so với công nghệ luôn thay đổi và phát triển không ngừng trên thế giới.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều HSSV không chủ động trau dồi khả năng ngoại ngữ là quan điểm học tập và định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhưng lời khuyên cho các bạn là một khi đã chọn ngành CNTT thì điều bắt buộc song hành là khả năng sử dụng tiếng Anh.

Tuy nhiên trong thực tế không nhiều các bạn sinh viên CNTT tự tin với trình độ tiếng Anh của mình. Khá nhiều sinh viên theo học chuyên nghành CNTT nhưng trình độ tiếng Anh kém nên sự học khá vất vả và khi ra trường bỏ qua nhiều cơ hội việc làm.

Ngoài những kiến thức chuyên ngành về CNTT, Tiếng Anh được coi là công cụ đắc lực, là chìa khóa mở ra cơ hội học tập - việc làm - mức lương mơ ước, luôn song hành cùng bạn trên con đường chinh phục đỉnh cao của công nghệ. Vì vậy những ai theo CNTT hãy luôn trong tâm thế của người làm chủ công nghệ, trang bị cho mình vốn tiếng Anh thật tốt để thực hiện sứ mệnh đó.

Read More »

Lập nghiệp với một nghề

Posted August 31, 2014
Category Student

Có muôn lối vào đời đâu chỉ là phải bước qua ngưỡng cửa ĐH. Có những con đường vào đời còn có nghĩa là đồng hành cùng nỗi vất vả của mẹ, nhọc nhằn của cha... Những học trò nhận học bổng Nhất nghệ tinh 2014 đã chọn cho mình lối đi đó: vừa học vừa làm để lập thân nhưng vẫn phụ giúp gia đình.
 

Ông Vũ Văn Bình - Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ trao quà lưu niệm cho nhà tài trợ và các đơn vị phối hợp thực hiện chương trình - Ảnh: Quang Định

Học bổng Nhất nghệ tinh thuộc chương trình “Vì ngày mai phát triển” lần 370 của báo Tuổi Trẻ. Năm nay học bổng trao cho 200 học sinh nghèo vượt khó tại 7 tỉnh thành Đông Nam Bộ, mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng.

 

Bạn Nguyễn Thị Huyền My, sinh viên Trường Trung cấp Y Dược Hồng Đức xúc động khi kể câu chuyện hoàn cảnh gia đình mình - Ảnh: Quang Định

Chắt chiu cho học sinh nghèo

Sáng 18-7, 200 học sinh nghề tại 7 tỉnh thành Đông Nam Bộ đã có mặt tại Nhà văn hoá Thanh niên, TP.HCM nhận học bổng Nhất nghệ tinh.

Ông Vũ Văn Bình, Phó TBT báo Tuổi Trẻ- đại diện ban tổ chức chia sẻ: “Bước vào mùa khai giảng năm học mới, nhiều cổng trường ĐH CĐ trong cả nước đang mở rộng đón hàng triệu học sinh, sinh viên đến với giảng đường. Nhưng bên cạnh đó cũng có hàng ngàn bạn trẻ ở các làng quê nghèo, vùng sâu, vùng xa và ngay cả các đô thị lớn vẫn canh cánh nỗi lo túng thiếu khi thực hiện mơ ước học một nghề cho tương lai. Đó là lí do mà học bổng Nhất nghệ tinh ra đời năm 2009 và vẫn tiếp tục được duy trì tới hôm nay.”

Ông Vũ Duy Hải, chủ tịch HĐQT công ty Vina Cam (đại diện cho các nhà tài trợ Học bổng) dí dỏm nói Quỹ học bổng giống như Quỹ “bình ổn giá” trước cơn lốc khó khăn của kinh tế hiện tại. Ông Hải khiến nhiều người xúc động khi kể về câu chuyện một nhân viên công ty ở huyện Hóc Môn của công ty ông chắt chiu từng đồng để lo cho gia đình ngoài giờ làm bằng việc công dép vào ban đêm nhưng năm nào cũng đóng góp cho Quỹ.

Tấm lòng ấy chính là tâm trạng chung của những nhà tài trợ khi hướng về một lớp thợ lành  nghề hữu ích cho đất nước trong tương lai, ông Hải đúc kết.

Bước vào năm Năm thứ 6, Quỹ học bổng Nhất nghệ tinh do giải Golf gây Quỹ Tiếp sức đến trường ngày càng có thêm nhiều mạnh thường quân tham gia. Ông Hải bộc bạch: “Số tiền học bổng tuy không nhiều nhưng chúng tôi hy vọng đó sẽ là cú hích quan trọng để đẩy một thế hệ trẻ lên đỉnh dốc của thành công trong tương lai. Chúng tôi cũng biểu dương, khen ngợi sự lựa chọn thông minh của các bạn trẻ khi chọn cánh cửa trường nghề để học giỏi một nghề mà lập nghiệp. Nó góp phần tạo nên một thế hệ công nhân mới có tri thức và lành nghề đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước.”.

Ông Vũ Duy Hải - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Vinacam, đại diện Giải Gôn gây quỹ Tiếp sức đến trường trao học bổng cho các sinh viên tại buổi lễ - Ảnh: Quang Định
Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trường Trường Cao đăng Công nghệ Thủ Đức trao học bổng cho các sinh viên tại buổi lễ - Ảnh: Quang Định

Vượt khó rèn nghề để lập thân

Phần giao lưu với hai hoàn cảnh tiêu biểu trong Lễ trao học bổng Nhất nghệ tinh khiến nhiều người tham dự xúc động. Bởi bên cạnh ý chí học tập của các bạn trẻ còn là cách mà họ vượt qua khó khăn. Hai cô gái nhỏ nhắn Nguyễn Thị Huyền My và Trần Ngọc Mỹ xúc động khi kể về câu chuyện gia đình. Trần Ngọc Mỹ học sinh trường Cao đẳng nghề du lịch Vũng Tàu khiến bạn bè khâm phục về ý chí vượt khó cùng gia đình.

Lúc nhỏ, Mỹ vốn được sống trong gia đình kinh tế khá nhưng do em trai bị bệnh, cha mẹ phải dồn sức chữa trị nên cuối cùng nhà cửa phải bán hết, bản thân Mỹ suýt phải nghỉ học năm lớp 9. Nhưng không đầu hàng số phận, Mỹ quyết tâm vừa học vừa làm để phụ giúp gia đình. Mới hơn 60 tuổi nhưng bà Lê Thị Nga, mẹ của Mỹ đã già yếu nhiều so với tuổi vì làm lụng quá sức. Ngày ngày, bà đạp xe hàng chục cây số đi bán vé số mà cũng chỉ được 100 ngàn đồng. Gánh nặng gia đình dồn lên vai người mẹ lẽ ra phải được nghỉ ngơi ở tuổi ngoài 60 khi bà cùng lúc phải nuôi cậu con trai bị tâm thần và hai đứa cháu nội bị cha mẹ bỏ rơi.

Còn với cô dược sĩ tương lai Nguyễn Thị Huyền My thì hành trình trọ học ở Sài Gòn gắn liền với quang gánh tảo tần của người mẹ. Mẹ của Huyền My đã vào Sài Gòn 20 năm mưu sinh, gửi những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi nước mắt từ gánh tàu hũ rong ruổi khắp đường phố. Nhắc đến mẹ là Huyền My không nén được xúc động, đó có lẽ là động lực lớn lao để My sắp hoàn thành chương trình học Dược sĩ, tìm công việc ổn định giúp cha mẹ bớt cực khổ.

Các bạn sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại buổi lễ trao học bổng - Ảnh: Quang Định
Sinh viên Phạm Văn Qúy, Trường Trung cấp Bến Thành ngành Công nghệ thông tin phải nhờ bạn của mình cõng lên sân khấu nhận học bổng - Ảnh: Quang Định

Hàng năm, cứ đến muà tuyển sinh ĐH - CĐ là hàng triệu học sinh cùng cha mẹ nô nức đi thi, hòng mong được bước vào một cánh cổng ĐH làm rạng danh dòng họ. Rất ít bạn trẻ trong số ấy chọn cho mình con đương học nghề khi những cánh cửa trường nghề luôn rộng mở. Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, chỉ có khoảng 10% học sinh sau khi tốt nghiệp Phổ thông chọn học nghề lập thân. Có thể với những học trò được nhận học bổng Nhất nghệ tinh do hoàn cảnh khó khăn không cho phép họ mơ về một ngôi trường ĐH để tiếp tục dùi mài tri thức. Nhưng tin rằng, với nỗ lực và sự lựa chọn sát sườn cuộc sống, tương lai sẽ tươi sáng với các bạn trẻ này khi nhu cầu về người lao động có tay nghề cao ngày càng bức thiết ở bất kỳ doanh nghiệp nào.

Hình ảnh cậu học trò - công nhân Bùi Quốc Hưng ở Củ Chi lên nhận học bổng hôm nay khiến chúng tôi càng tin vào điều đó. Hưng được thầy phụ trách dẫn lên nhận học bổng trong bộ đồng phục của trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn. Thầy phụ trách của Hưng kể: “Đi nhận học bổng mà em mang dép, tôi phải nhắc em mượn bạn đôi giày mang vào đấy”. Và cậu học trò nghèo của chúng tôi lần đầu ngượng ngịu đôi chút trong đôi giày ba ta chạy bộ của bạn. Hưng ngại ngùng bảo: “Xưa giờ em có đi giày bao giờ đâu, đi học với đi làm toàn đi dép không à”. Mộc mạc là thế nhưng phía sau câu chuyện về đôi giày của Hưng là một ước mơ đẹp thành thầy thuốc trong tương lai.

Tin rằng, từ đôi chân mang đôi giày tuềnh toàng hôm nay, nhiều bạn trẻ khác nhận học bổng Nhất nghệ tinh với niềm tin và hoài bão sẽ tự tin ghi lại dấu chân thành đạt của chính mình trong tương lai.

 

        LÊ VÂN
(Theo Tuổi trẻ)

Read More »

Phân tích SWOT

Posted August 27, 2014
Category Alumnus

Đây là bài viết giúp bạn tìm ra công cụ và phương pháp quản lý nghề nghiệp một cách thành công.

Khởi động là 5 bài viết giúp bạn nghĩ về hướng chọn nghề để khám phá ra điều bạn làm tốt nhất, loại công việc bạn thích làm nhất. Từ đó, bạn có thể tân dụng tốt nhất tài năng và sở thích của mình dù ở vai trò hiện tại hay một vai trò mới.

Trong đó, bài Phân tích SWOT bản thân sẽ chỉ cho bạn biết cách sử dụng công cụ SWOT để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, chỉ rõ cơ hội và thách thức để từ đó phục vụ tốt nhất cho cuộc sống và nghề nghiệp bản thân. Từ bài này, có thể bạn sẽ dễ dàng liên tưởng và phác thảo ra loại công việc mà bạn có thể làm tốt nhất. Có thể đâu đó trong tiềm thức bạn đã làm công việc này rồi, nhưng qua bài viết này bạn sẽ có một phương pháp tiếp cận nghiêm ngặt và chính xác hơn để tìm ra công việc lý tưởng cho mình.

Nhóm bài tiếp theo bàn về cách phát triển nghề nghiệp sẽ chỉ rõ những gì bạn có thể làm để định hình nghề nghiệp và chuẩn bị cho việc thăng tiến. Nếu bạn bị xao nhãng do làm việc quá sức mà lại không được công nhận, hãy tìm ra cách để được nhìn nhận xứng đáng.

Tất nhiên, dù cho bạn có nỗ lực và chuẩn bị tốt như thế nào, con đường nghề nghiệp có thể sẽ không bằng phẳng như bạn hoạch định, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Bởi vậy, những bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách sống chung với sự bấp bênh trong công việc và cách thích nghi với cuộc sống sau khi mất việc. Thậm chí khi nền kinh tế đang phất lên, bạn vẫn có thể đối mặt với nhiều thử thách chẳng hạn như “rào cản vô hình”. Hãy tìm ra cái bạn có thể làm để phá vỡ những điều này!

Sẽ có thêm hai bài viết bổ sung cho phần này giúp bạn chuyển tiếp nghề nghiệp bằng những sự kiện quan trọng. Để xem bạn sẽ làm gì nếu có một ông chủ mới, và làm sao để sắp xếp công việc ổn thỏa trước khi nghỉ việc.

Hãy bắt đầu tìm hiểu bằng cách nhấn vào bài viết tiếp theo dưới đây.

Read More »

Bản đồ tư duy

Posted August 27, 2014
Category Alumnus

Các từ khóa liên quan: Sơ đồ nhánh, Sơ đồ mạng nhện, sơ đồ tư duy…

Bản đồ tư duy (Mind Map™ )  là 1 thương hiệu của tổ chức Buzan.

Bản đồ tư duy là một kỹ thuật hữu hiệu để cải thiện phương pháp ghi chép của bạn, hỗ trợ và tăng cường sự sáng tạo của bạn trong cách giải quyết một vấn đề.

Bằng cách sử dụng Bản đồ tư duy, bạn có thể nhanh chóng nhận biết và hiểu rõ cấu trúc của một chủ đề, nắm rõ những mảng thông tin, dữ liệu đó liên kết với nhau như thế nào, cũng như việc ghi những dữ liệu sơ cấp trong phương pháp ghi chép bình thường.

Nhưng, hơn thế nữa, Bản đồ tư duy còn phát triển khả năng sáng tạo của bạn khi giải quyết một vấn đề, sắp xếp thông tin một cách hợp lý giúp bạn dễ nhớ và dễ đọc lại.

Bản đồ tư duy của Tony Buzan đã thực sự giết chết các phương pháp ghi chép bình thường. Nó tạo ra một cấu trúc hai chiều. Một bản đồ tư duy tốt chỉ ra được “hình dáng” của chủ thể, tầm quan trọng của việc liên kết những chi tiết rời rạc, và chúng liên quan với nhau như thế nào.

Bản đồ tư duy tinh gọn hơn so với những ghi chép thông thường, thường chỉ trên một mặt giấy. Điều này giúp bạn liên kết các dữ kiện dễ dàng hơn. Và sau khi đã vẽ phần chính của sơ đồ tư duy nếu tìm được thêm thông tin khác thì bạn vẫn có thể bổ sung vào một cách dễ dàng.

Bản đồ tư duy rất hữu ích cho:

  • Tóm tắt thông tin.
  • Tổng hợp thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
  • Suy nghĩ thông qua những vấn đề phức tạp.
  • Trình bày thông tin theo một định dạng mà nó thể hiện được tổng quan cấu trúc của vấn đề.

Hơn nữa, việc đọc lại cũng sẽ rất nhanh, khi bạn cần nhớ lại các thông tin bạn chỉ cần liếc mắt sơ qua. Và trí nhớ của bạn cũng hoạt động hiệu quả hơn. Bằng việc ghi nhớ hình dạng và cấu trúc của bản đồ tư duy, nó cũng có thể giúp bạn gợi nhớ các thông tin. Như vậy, nó đã làm cho bộ não của bạn hoạt động nhiều hơn so với cách ghi chép thông thường trong tiến trình tiếp thu và kết nối các dữ kiện.

Cải tiến bản đồ tư duy của bạn

Một khi bạn đã hiểu cách vẽ bản đồ tư duy thì bạn có thể tự quy ước cách vẽ của riêng mình. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tăng hiệu quả cho bản đồ tư duy của mình:

  • Sử dụng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản: Hầu hết những từ trong cách ghi chép bình thường chỉ là để đệm cho ý chính : chúng truyền đạt những dữ kiện, thông tin trong một bối cảnh nhất định và làm cho dễ đọc hơn. Nhưng trong bản đồ tư duy, những từ ngắn gọn, bắt mắt và những cụm từ đầy đủ ý nghĩa cũng có thể chuyển tải những nội dung tương tự một cách hiệu quả. Những từ thừa chỉ làm cho bản đồ thêm rối hơn.
  • Viết theo lối chữ in hoặc có thể in: vì những chữ viết tay không rõ ràng ,nghệch ngoặc hoặc nối với nhau lộn xộn chỉ làm bạn khó đọc hơn.
  • Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý tưởng khác nhau: Nó giúp bạn phân loại các ý tưởng tốt hơn, dễ nhớ hơn và cũng  dễ sắp xếp hơn.
  • Sử dụng biểu tượng và hình ảnh: Nếu một biểu tượng hay hình ảnh nào đó có ý nghĩa với bạn thì hãy sử dụng nó vì hình ảnh thì sẽ dễ nhớ hơn là chữ viết.
  • Sử dụng các liên kết chéo: thông tin trong một phần của bản đồ tư duy có thể liên quan đến các phần khác. Bạn có thể vẽ các đường nối chúng lại nhằm thể hiện sự liên quan đó. Điều này sẽ giúp bạn thấy được sự liên kết giữa các phần khác nhau trong chủ đề.

Ví dụ bản đồ tư duy:

mindmap 1024x798 Bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy

 

Điểm cốt lõi:

Bản đồ tư duy là một phương pháp ghi chép cực kì hiệu quả.  Nó không chỉ mô tả các dữ kiện mà còn mô tả cả cấu trúc tổng thể của chủ đề và tầm quan trọng của việc liên kết những chi tiết rời rạc trong đó. Nó giúp bạn kết nối và tạo ra mối liên hệ giữa các ý tưởng, đây là điều mà bạn khó có thể làm được ở cách ghi chép thông thường.

Nếu bạn nghiên cứu hay ghi chép về 1 vấn đề nào đó, hãy thử vẽ bằng Bản đồ tư duy, chắc chắn bạn sẽ thấy nó hữu dụng một cách đáng kinh ngạc.

Trong bài viết thiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về SQ3R, là một kĩ thuật giúp bạn tiếp thu thông tin văn bản nhiều nhất. Để đọc, hãy nhấp chuột vào phần “Next article” bên dưới. Những phần có liên quan được đăng trong phần “Tài nguyên mở rộng” được liệt kê bên dưới.

Read More »

Kỹ năng giao tiếp

Posted August 27, 2014
Category Alumnus

Phát triển kỹ năng giao tiếp của bạn

Giải mã cách giao tiếp hiệu quả. Hiểu và được hiểu.

Dù là sinh viên, đang làm việc cho một tập đoàn lớn, một công ty cỡ nhỏ, hay thậm chí chỉ kinh doanh tại nhà– bạn vẫn cần giao tiếp hiệu quả để đạt được thành công.

Sau đây là vài cách giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả nhất.

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng thảo luận về những ý tưởng chính giúp giao tiếp thành công, tiếp đó là làm một bài trắc nghiệm nho nhỏ để giúp bạn nhận ra hiệu quả giao tiếp của bạn tới đâu. Nhờ đó, bạn nhận ra khu vực mà bạn nên tập trung vào để cải thiện. Những bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phát triển những kỹ năng cần thiết giúp giao tiếp hiệu quả và truyền cảm hứng trong cách nói chuyện, cách viết và cách giao tiếp trên các phương tiện điện tử cho các cá nhân và tổ chức.

Để đọc mỗi bài viết theo thứ tự, bấm “Tiếp theo” ở cuối trang, hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những kỹ năng giao tiếp khác, hãy xem ‘Những bước tiếp theo’ hoặc những liên kết mở rộng bên dưới.

Read More »

Ứng đối trôi chảy

Posted August 27, 2014
Category Alumnus

Giữ cái đầu lạnh trước áp lực

“À Susan, báo cáo của cô chỉ ra rằng cô đang nỗ lực để mở rộng nhưng liệu cô có cân nhắc được những tác động có thể xảy đến cho khách hàng của chúng ta không? Cô chưa quên thất bại ở Dallas năm ngoái chứ, họ cũng triển khai một dự án tương tự như vậy đấy”

Vâng, nếu bạn là Susan, hẳn bạn đang cảm thấy đối mặt với một áp lực thực sự đấy. Trách nhiệm của bạn là phải trả lời chất vấn đồng thời xoa dịu đi nỗi lo lắng của ngài CEO về tình trạng xấu xảy đến với khách hàng. Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ nói như thế nào? Và sẽ ra sao nếu bạn chẳng nghĩ ra được điều gì để nói ?

Trường hợp này khá phổ biến. Cho dù bạn đang ở bất cứ đâu: trong một cuộc họp, trình bày một đề xuất, diễn thuyết một ý tưởng hoặc trả lời câu hỏi sau buổi thuyết trình, tài ứng đối trôi chảy là một kỹ năng cần thiết. Một kỹ năng tuyệt vời mà nếu bạn thành thạo, những câu trả lời sắc sảo của bạn sẽ ngay lập tức tăng tính thuyết phục cho điều bạn nói.

Khi bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi những ý tưởng và suy nghĩ của mình thành một đáp án mạch lạc, chắc chắn nó sẽ được tiếp thu. Hơn nữa, bạn sẽ xây dựng cho mình một phong thái tự tin, thuyết phục và đáng tin cậy trong mắt người khác.

Sự tự tin là chìa khóa của quá trình rèn luyện kỹ năng ứng đối trôi chảy. Khi bạn trình bày một thông tin, nêu ra một ý kiến hay đưa ra một đề xuất, phải chắc rằng bạn biết mình đang nói gì cũng như những gì bạn nói được người khác tiếp nhận. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải biết tất tần tật về mọi thứ, nhưng nếu bạn tự tin về kiến thức trong lãnh vực đó thì sự tự tin này sẽ giúp bạn duy trì vẻ điềm tĩnh và tự chủ ngay cả khi bạn bất ngờ rơi vào tình huống khó khăn.

Học cách ứng đối trôi chảy

Bí mật của “phép màu” ứng đối trôi chảy đã sẵn sàng được bật mí: trau dồi thêm một số kỹ năng và sách lược, và trình bày một vài hoàn cảnh dễ khiến bạn gặp phải áp lực. Sau đó, khi bạn phải đối mặt với những câu hỏi hay những cuộc tranh luận bất đắc dĩ thì bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng. Hãy cố gắng tỏ ra điềm tĩnh, sắp xếp lại suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời cuối cùng. Dưới đây là một vài gợi ý và sách lược:

1- Thư giãn:

Nghe có vẻ mâu thuẫn, làm sao mà thư giãn được khi bạn đang rơi vào tình huống ngàn cân treo sợi tóc? Nhưng để giữ cho giọng nói vẫn điềm tĩnh cũng như để bộ não làm việc, bạn phải thư giãn hết mức có thể.

-Hít thở thật sâu.

-Cho cơ thể 1 giây để tiếp nhận những thông điệp tích cực.

-Siết chặt cơ bắp ở đùi, bắp tay, bàn chân vài giây sau đó thả lỏng ra.

 

2- Lắng nghe:

Không có gì phải ngạc nhiên khi lắng nghe đóng một vai trò quan trọng. Vậy tại sao bạn cần phải lắng nghe? Là bởi vì bạn cần phải hoàn toàn hiểu được câu hỏi hay lời đề nghị trước khi đáp lại. Trả lời quá nhanh dễ khiến bạn bị hớ. Nên nắm được 3 điều:

-Nhìn thẳng vào người hỏi.

-Để ý quan sát ngôn ngữ cơ thể người đó, cũng như những gì được nói.

-Cố gắng diễn dịch thái độ trong câu hỏi người đó. Đó là một sự công kích, một đề nghị chính đáng hay đơn giản là để thử bạn. Tại sao người đó lại hỏi như vậy và mục đích của họ là gì ?

Lời khuyên:

Bạn nên nhớ rằng chỉ khi quan tâm thì người ta mới hỏi. Đó có thể là thiện ý – người ta chỉ đơn giản là muốn biết thêm, hoặc ác ý – muốn làm cho bạn khó xử. Cho dù ý định của họ thế nào thì họ vẫn quan tâm đến những điều bạn nói ra. Cố gắng để đừng làm phật ý họ.

3- Lặp lại câu hỏi:

Nếu bạn thực sự cảm thấy căng thẳng, hãy đề nghị họ nhắc lại câu hỏi. Nó giúp bạn câu thêm chút thời gian trong lúc suy nghĩ về lời giải đáp.

Thoạt nhìn thì nhiều người sẽ nghĩ rằng điều đó chỉ làm cho hình ảnh của họ thật thiếu tự tin, nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó khiến cho họ thấy bạn thật sự quan tâm tới câu hỏi để đưa ra câu trả lời hay nhất. Nó cũng giúp người hỏi có cơ hội để diễn đạt lại ý của họ dễ hiểu hơn. Đừng quên một điều, người hỏi cũng có thể chỉ buột miệng hỏi vậy chứ họ chưa thực sự chuẩn bị kỹ cho câu hỏi, bằng cách này, bạn cho họ một cơ hội để trình bày lại câu hỏi cho thật rõ ràng.

Thông qua việc đề nghị nhắc lại câu hỏi, bạn nắm thêm một cơ hội để nhận biết ý định của người hỏi. Nếu câu hỏi được sắp xếp lại cụ thể và dễ nghe hơn, thì thật sự họ muốn biết nhiều hơn nữa. Còn nếu câu hỏi được đưa ra có vẻ công kích hơn ban đầu, bạn nên hiểu rằng đối tượng đang muốn làm khó bạn. Bước thứ 4 sẽ có ích cho bạn Khi gặp phải trường hợp này.

4- Sử dụng phương án câu giờ.

Đôi khi bạn cần thêm thời gian để ổn định suy nghĩ và xoa dịu bản thân để đưa ra câu trả lời rõ ràng. Điều cuối cùng mà bạn muốn làm là nói ra điều đầu tiên mình nghĩ.

-Hãy tự mình nhắc lại câu hỏi. Nó cho bạn thêm thời gian để nghĩ và làm rõ điều người ta hỏi. Nó cũng cho phép bạn diễn đạt lại nếu cần và làm thay đổi đòi hỏi của người khác theo hướng tích cực. “Anh hỏi rằng tôi đã tính toán đến tác động lên khách hàng như thế nào để từ đó chắc chắn rằng họ vẫn có được những trải nghiệm tích cực khi chúng ta tiến hành mở rộng phải không?”

-Thu hẹp sự tập trung. Ở đây bạn sẽ hỏi một câu, không chỉ để rõ ràng cho bạn mà còn lái câu hỏi sang một hướng dễ kể soát hơn. “Có lẽ anh đang muốn nghe quan điểm của tôi về tác động lên khách hàng chứ gì. Vậy thì tác động nào anh quan tâm nhất: số sản phẩm bán được hay dịch vụ bán hàng?”

-Yêu cầu người khác làm rõ câu hỏi. Một lần nữa, điều này sẽ buộc người đó phải hỏi cụ thể hơn và hy vọng rằng câu hỏi càng gần đến một điểm cụ thể. “Khi anh nói anh muốn biết tôi phân tích điều đó thế nào, có phải anh muốn tôi đưa ra một bảng phân tích chi tiết hoặc phương pháp phân tích của tôi phải không?”

-Hỏi về các định nghĩa. Những từ chuyên ngành có thể làm khó bạn. Đừng ngại hỏi nghĩa của chúng để chắc rằng điều bạn nói không bị lạc đề.

5-  Im lặng là vàng:

Chúng ta bẩm sinh đã cho rằng sự im lặng là không thoải mái. Tuy nhiên nếu chúng ta dùng nó đúng liều đúng lượng, nó lại cho chúng ta thấy khả năng kiểm soát được suy nghĩ của mình cũng như tự tin vào khả năng đối đáp như nước chảy của bản thân. Trả lời quá nhanh sẽ dễ gây ra chuyện “cái miệng hại cái thân”.  Hãy tạm ngừng để tổng hợp các suy nghĩ lại cho thật chậm rãi và cẩn thận nhé.

6- Bám vào một điểm và một mẩu thông tin hỗ trợ:

Đôi khi do quá căng thẳng mà bạn phun ra quá ít hay quá nhiều thông tin. Nếu trả lời quá ngắn gọn, bạn sẽ dễ biến cuộc đối thoại thành một cuộc thẩm vấn (Bạn sẽ bị hỏi thêm lần nữa và người hỏi sẽ nắm đằng chuôi bạn). Còn nếu trả lời quá rườm rà, bạn sẽ đánh mất sự quan tâm của họ, làm cho họ thấy chán và phát giác những điều mà lẽ ra bạn không nên nói. Nên nhớ rằng họ không yêu cầu bạn phải đọc nguyên một bài diễn văn về đề tài đó. Họ chỉ muốn biết một vài thứ mà thôi. Hãy tôn trọng điều đó và cho họ câu trả lời với đầy đủ thông tin cần thiết.

Phương pháp này đem đến cho bạn sự tập trung.  Thay vì cố gắng nhồi tất cả những ý tưởng có trong đầu bạn lại một cục, bạn chỉ cần chọn một điểm chính và một sự thật để hỗ trợ điểm chính đó. Bằng cách này, bạn có thể trả lời câu hỏi một cách chính xác và đầy chắc chắn.

Lời khuyên :

Hãy cho họ biết nếu bạn thật sự không biết câu trả lời. Đừng cố gắng quá sức, nó chỉ khiến cho bạn trông thật khờ khạo, đồng thời cũng làm giảm sự tự tin của bạn nếu gặp phải một tình huống tương tự trong tương lai. Chẳng có gì sai trái cả nếu bạn không biết về một thứ gì đó. Đơn giản là trả lời ngay khi có thể sau khi bạn đã tìm thấy câu trả lời.

7- Đoán biết:

Thông thường, bằng một chút suy luận bạn có thể đoán ra loại câu hỏi tiếp theo mình sắp đối mặt là gì để chuẩn bị sẵn sàng đối phó với nó. VD: Bạn chuẩn bị phải tường trình về doanh số bán ra hàng tháng cho đội quản lý của bạn. Bản báo cáo của bạn có thể giải quyết phần lớn những câu hỏi mà họ sẽ đưa ra, nhưng liệu bạn có thể đoán biết những câu hỏi khác được không? Tháng này có gì khác so với những tháng kia? Câu hỏi mới sẽ là gì? Trả lời ra sao? Bạn sẽ cần thêm thông tin gì để hỗ trợ cho những câu hỏi chi tiết?

Đặc biệt bạn cần dành thời gian động não và tìm lời giải đáp  cho những câu hỏi cân não người ta có thể đưa ra.

8- Tập ăn nói trôi chảy:

Cách mà bạn nói cũng quan trọng không kém gì điều bạn nói. Liệu bạn có đủ sức thuyết phục người khác không nếu cứ chốc chốc lại “à” “ừm”. Nắm được những điểm then chốt này khi nói chuyện với người khác:

-Nói năng mạnh mẽ (Mạnh mẽ chứ không ồn ào nhé)

-Biết tạm dừng đúng lúc để nhấn mạnh điểm quan trọng hoặc “hạ nhiệt” cho bản thân.

-Thay đổi giọng nói cho phù hợp với thông điệp bạn gửi.

-Giao tiếp bằng mắt một cách thích hợp.

-Cẩn thận ngữ pháp.

-Sử dụng mức độ trang trọng phù hợp với hoàn cảnh nói chuyện.

9- Tóm tắt và kết thúc:

Tổng kết những điều bạn nói bằng một bài tóm tắt nhanh gọn. Sau đó, đừng thêm bớt bất cứ thông tin gì và hãy im lặng. Đừng cố phạm một lỗi hay gặp là nói nhiều để khỏa lấp sự im lặng. Đây là lúc người ta đang tiếp thu câu trả lời của bạn. Nếu bạn cố gắng nhồi nhét thêm thông tin sẽ khiến họ bị loạn và công sức nãy giờ của bạn tan thành mây khói.

Sử dụng một vài từ để chỉ ra là bạn đang tóm tắt (ví dụ: kết luận, cuối cùng…) hoặc nhắc lại ngắn gọn câu hỏi và câu trả lời. VD: “Anh thắc mắc về việc tôi đã làm gì để phân tích những tác động lên khách hàng phải không? Tôi xem xét kỹ lưỡng trường hợp của Dallas và đã chuẩn bị một bản phân tích “Cái gì sẽ đến” cho riêng công ty ta”

Điểm cốt lõi:

Chẳng ai thích bị hỏi bất ngờ cả. Không chắc chắn về câu trả lời có thể gây căng thẳng cho bạn. Tuy nhiên sự căng thẳng đó vẫn nằm trong sự quản lý của bạn nếu bạn nắm vững những gì chúng ta đã thảo luận nãy giờ. Về cơ bản, ứng đáp trôi chảy nghĩa là kiểm soát được tình hình. Bằng cách hỏi, câu thêm thời gian, và bám vào một điểm để trả lời. Khi bạn đã nhìn rõ được vấn đề họ quan tâm, bạn có thể trả lời rất trôi chảy và quan trọng hơn nữa, điều đó sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người hỏi bằng phong thái tự tin  và tự chủ của mình.

Read More »

Làm thế nào học tiếng Anh với 15 phút mỗi ngày?

Posted August 27, 2014
Category Alumnus

Tại sao cần phải trau dồi trình độ tiếng Anh

Tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến và việc có kỹ năng giao tiếp được bằng tiếng Anh đang trở thành yêu cầu tối thiểu trong một môi trường ngày càng quốc tế hóa. Giao tiếp ở đây không chỉ viết, điều mà học sinh VN rất giỏi. Giao tiếp ở đây nghiên nhiều về nói và nghe, làm thế nào để khi mình ra nước ngoài mình có thể giao tiếp một cách thông suốt với các bạn bè, đồng nghiệp là người nước ngoài.

 

Học tiếng Anh mất bao lâu

Học tiếng Anh là một quá trình học tập lâu dài và đòi hỏi người học phải rất kiên trì. Thời gian học bao nhiêu trong vòng một tuần không quan trọng, cái quan trọng là có học thường xuyên điều đặn hay không, không thể học dồn được.

Khi mà công việc trong tuần rồi thì công việc gia đình ngày một nhiều, một trong những lý do được đưa ra biện hộ cho việc nói, nghe, sử dụng tiếng Anh không tốt là vì không có thời gian để học. Thực ra để đạt được đến trình độ giao tiếp được với người nước ngoài thì thời gian bỏ ra không phải là nhiều. Tuy nhiên việc học tiếng Anh có một cái khó là phải học đều đặn. Chỉ với 15min mỗi ngày và học đúng cách thì sau 2 tháng, trình độ tiếng Anh của người học sẽ có những tiếng bộ vượt bậc.
 

Những cái khó trong giao tiếp tiếng Anh

Một hạn chế dễ gặp nhất đó chính là khả năng nghe nói. Với cách thức dạy tiếng Anh trong các trường THCS, PTTH như hiện tại thì học sinh chỉ được học một kỹ năng duy nhất đó là kỹ năng viết. Điều này xảy ra trường hợp có những em điểm viết cao nhưng khi gặp người nước ngoài thì sẽ như là đài mất sóng. Mở miệng một câu cũng không ra và có nói thì người nghe cũng không hiểu hết vì có nhiều từ phát âm sai.

Read More »

Top 9 ứng dụng iPad dành cho designer

Posted August 26, 2014
Category Technology

Công nghệ ngày nay đã và đang ngày càng đẩy lùi những cách làm việc truyền thống để đem lại sự tiện lợi và hiệu quả dành cho giới thiết kế.

 

 

(Nhấp chuột vào hình để tới liên kết tải ứng dụng).

Paper by FiftyThree

1-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Đây là một ứng dụng giải quyết rất tốt việc phác hoạ. Nó có giao diện đơn giản, không menu và nút khiến nó sử dụng dễ dàng. Hãy mang theo iPad và bỏ hết giấy bút ở nhà.

 

Adobe ideas

2-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Ứng dụng này sẽ thay thế bút và giấy của bạn với khung làm việc kỹ thuật số đi kèm với nhiều loại bút có thẻ tuỳ chỉnh. Nó còn có ở định dạng vector để bạn sử dụng.

 

SketchBook Pro for iPad

3-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất cho việc vẽ. Nó có rất nhiều bút, bút chì, airbrush để lựa chọn. Ứng dụng này nhẹ và dễ sử dụng, nó cho phép bạn làm việc với layer, lựa chọn làm mờ, và các chế độ blend cao cấp.

 

Adobe Photoshop Touch

4-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Với ứng dụng này bạn có thể áp dụng các hiệu ứng chuyên nghiệp, hoạt động với nhiều layer và các chế độ blend, kết hợp hình ảnh. Nó còn liên kết với iClound Photo Stream và hình ảnh độ phân giải cao.

 

Tayasui Sketches

5-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Ứng dụng này hoàn hảo cho bất cứ việc gì mà chúng ta có thể sáng tạo. Có nó bạn có thể phác thảo, tô màu nước và minh hoạ.

 

Inspire Pro

6-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Đem tới một bản phác tuyệt hảo bằng cách sử App này. Ứng dụng sẽ hữu ích cho cả dân tập sự và hoạ sĩ chuyên nghiệp. Nó có tới 60 loại bút chất lượng cao để lựa chọn, được chia thành 6 bộ; Sơn dầu, airbrush, hình cơ bản, bút sắt, phấn màu.

 

Auryn Ink

7-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Bạn đang có trong tay một ứng dụng có thể vẽ màu nước vô cùng dễ dàng. Nó có những tính năng giới hạn có thể so sánh với những ứng dụng có trong danh sách.

 

ArtRage

8-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Ứng dụng có rất nhiều lựa chọn về giấy, đi kèm với nhiều loại bút: bút chì, phấn, bút lông…

 

Zen Brush

10-ipad-apps-for-web-designers

 

 

Với 64 mẫu giấy và 3 loại bút có sẵ. bạn có thể thử sức với bút mực, rất dễ sử dụng.

 

 

 

Theo WDL

Read More »

Thiết kế nhận diện thương hiệu KOODOO

Posted August 26, 2014
Category Technology

Koodoo là thương hiệu bán bánh pizza nhanh tại Nga. Qua tay những nhà thiết kế chuyên nghiệp Koodoo có một hình ẳn thân thiện và dễ thương.

 

 

 

 

koodoo-20

 

 

 

koodoo-17

 

 

 

koodoo-01

 

 

 

koodoo-19

 

 

 

koodoo-02

 

 

 

koodoo-04

 

 

 

koodoo-05

 

 

 

koodoo-06

 

 

 

koodoo-07

 

 

 

koodoo-08

 

 

 

koodoo-09

 

 

 

koodoo-10

 

 

 

koodoo-11

 

 

 

koodoo-12

 

 

 

koodoo-13

 

 

 

koodoo-14

 

 

 

koodoo-15

 

 

 

koodoo-16

Read More »

Nhận thức hình ảnh và nguyên tắc GESTAIL

Posted August 26, 2014
Category Technology

Trong năm 1910, nhà tâm lý học Max Wertheimer đã phát hiện ra điều thú vị khi ông quan sát thấy một loạt các ánh đèn bật tắt khi đoàn tàu lửa đi qua một ngã tư. Điều tương tự với các bóng đèn nhấp nháy được bố trí xung quanh rạp chiếu phim.

 

 

Khi quan sát, chúng ta có cảm giác một bóng đèn đang di chuyển vòng vòng, trong khi thực tế việc các bóng đèn cố định nhấp nháy có thứ tự khiến chúng ta cảm giác nó đang chạy.

 

Phát hiện này dẫn tới một loạt các nguyên tắc mô tả về cách chúng ta nhận biết vật thể. Các nguyên tắc này chiếm vị trí quan trọng trong mọi vấn đề khi chúng ta làm thiết kế.

 

Chúng ta nên bắt đầu với nguyên tắc Gestalt (từ tiếng Đức, nghĩa là hình dạng, hình dáng), bởi vì các nguyên tắc thiết kế đều phát sinh từ lý thuyết gestalt. Trong bài này, tôi sẽ cùng bạn ôn lại một chút về lý thuyết và đưa ra một vài định nghĩa cơ bản của nguyên tắc Gestalt.

 

Những bài tới chúng ta sẽ xem xét các vấn đề như không gian, cân bằng, phân cấp thị giác. Chúng ta sẽ chỉ ra những ảnh hưởng của nguyên tắc Gestalt lên khía cạnh của thiết kế và một vài ví dụ thực tế để chỉ ra những nguyên tắc gestalt đang được sử dụng.

 

Ý tưởng chính đằng sau của nguyên tắc Gestalt 

"Tổng thể không phải là sự tổng hợp của từng bộ phận"

 

- Kurt Koffka

 

Câu trên là một nguyên tắc Gestalt thu gọn. Khi con người chúng ta nhìn thấy một nhóm vật thể, chúng ta nhận ra toàn bộ chúng trước khi nhìn các vật thể riêng biệt. Chúng ta thấy tổng thể nhiều hơn là thấy tất cả vật thể, và thậm chí khi những phần được chia ra riêng rẽ, chúng ta vẫn nhìn theo cách tập hợp chúng như tổng thể.

 

Có rất nhiều ý tưởng chính đằng sau Gestalt:

 

Sự xuất hiện (Tổng thể được xác định trước từng phần)

 

Sự xuất hiện là quá trình tạo hình các mẫu phức tạp theo các quy luật đơn giản. Khi chuẩn bị xác định một đối tượng, đầu tiên chúng ta sẽ xác định nét bên ngoài (outline). Chúng ta sau đó định hình các nét bên ngoài tương ứng với các hình dạng và vật thể chúng ta đã biết trước đó để tìm hình quen thuộc. Chỉ sau khi nhận ra mẫu phù hợp thông qua sự tổng hợp các nét bên ngoài, chúng ta mới bắt đầu xác định những phần đã tạo nên tổng thể đó. 

 

Khi thiết kế, chúng ta cần nhớ rằng con người sẽ nhận ra các vật thể bởi hình dáng chung của chúng. Một cách đơn giản để nhận biết vật thể sẽ giúp chúng ta xử lý nhanh hơn là đi sâu vào các chi tiết.

 

Sự vật hoá (bộ óc sẽ hoàn thành phần còn trống)

 

Sự vật hoá (reification) là một khía cạnh của nhận thức trong đó các đối tượng được nhận thức có chứa các thông tin không gian nhiều hơn nó thật sự có.

 

Như cách chúng ta cố gắng để khiến thứ chúng ta thấy quen thuộc với thứ nào đó chúng ta đã lưu trong bộ nhớ, mà thường thì nó chính không hoàn toàn chính xác. Thay vào đó chúng ta tìm thấy một kết quả gần đúng và tự tạo ra các phần còn trống mà chúng ta nghĩ chúng ta sẽ thấy.

 

Sự vật hoá giúp chúng ta không cần phải trình bày một hình dạng bên ngoài hoàn hảo để người xem có thể thấy nó. Chúng ta có thể bỏ đi một vài phần bên ngoài miễn là chúng đủ gần gũi với mẫu ban đầu. Bạn có thể xem các vị dụ bên dưới đối với quy tắc của sự gắn kết.

 

Liên kết ổn định (bộ não tìm cách tránh sự không chắc chắn)

Liên kết ổn định là xu hướng của trải nghiệm cảm nhận mơ hồ nhằm đem lại sự ổn định và qua lại giữa các cách diễn giải khác nhau. Một số đối tượng có thể được nhận ra theo hơn một cách. Một ví dụ trong các sắp đặt ở dưới. Hình ảnh có thể nhìn thấy như là hai khuôn mặt hoặc là một chiếc bình.

 

Bạn không thể nhìn thấy cả hai cùng một lúc. Thay vào đó bạn chuyển đổi qua lại nhanh chóng giữa hai lựa chọn này. Một có vẻ là nhận thức chủ yếu và sau đó bạn bắt đầu có thể nhìn thấy cái kia.

 

Từ góc độ người thiết kế nếu bạn muốn thay đổi nhận thức một số người, đừng có cố gắng thay đổi thất cả cùng một lúc. Tìm một cách nào đó để khiến họ thấy một sự thay thế bên cạnh yếu tố mà họ hình dung ban đầu. Sau đó tạo thêm sức mạnh cho phương pháp thay thế đó và làm yếu đi cách ban đầu.

 

Bất biến (chúng ta giỏi trong việc nhận ra những gì tương tự và khác biệt)

 

Bất biến là bản chất của nhận thức trong những đối tượng đơn giản được nhận biết độc lập với những đảo ngược, biến dạng và thu phóng. Vì chúng ta thường xuyên gặp phải những đối tượng từ các góc độ khác nhau, chúng ta đã phát triển khả năng nhận thức chúng cho dù chúng xuất hiện khác đi.

 

Hình dung nếu bạn chỉ có thể nhận ra ai đó bạn biết nếu họ phải đứng chính diện, và bạn không biết nếu họ xoay mặt ngang hoặc quay lưng. Ngoài những góc độ nhận biết đặc biệt thì chúng ta vẫn có thể nhận ra ai đó.

 

Bạn có thể thấy những ý tưởng này trong các nguyên tắc dưới. Ý tưởng chính là nguyên tắc Gestalt là về nhận thức và những gì được mang tới bởi các đối tượng. Các nguyên tắc nói ra phần cốt lõi của ngôn ngữ thị giác trong các môi trường làm việc.

 

Nguyên tắc Gestalt

Hầu hết các nguyên tắc đều tương đối dễ hiểu. Chúng có những nhận biết chung xuất hiện trong đó.

 

"Tất cả đều tương đương, các yếu tố đều có liên quan tới dự định X được nhận thức nhóm lại thành các đơn vị cấp bậc cao hơn".

 

- Stephen Palmer

 

Rất nhiều các nguyên tắc dưới đây tuân theo mẫu này. Các nguyên tắc khác xác định X hoặc các cấp bậc cao hơn được nhận thấy.

 

Quy luật của PRÄGNANZ (Tạo hình tốt, quy luật của sự đơn giản)

 

"Con người sẽ cảm nhận và giải thích hình ảnh mơ hồ hoặc hình ảnh phức tạp trong một/nhiều hình dạng đơn giản nhất có thể".

 

Đây là nguyên tắc cơ bản của Gestalt. Chúng ta thích những thứ đơn giản, rõ ràng và được phân cấp. Bản chất của những điều này là chúng an toàn hơn. Chúng lấy ít thời gian của chúng ta để nhận biết và hiển thị ít bất ngờ hơn.

 

Khi phải đối mặt với những hình dạng phức tạp, chúng ta có xu hướng sắp xếp chúng lại thành các đối tượng đơn giản hoặc một tổng thể đơn giản. 

 

 

01-pragnanz

 

 

Bạn thích nhìn hình bên trái phía trên được tạo bởi các vòng tròn, hình vuông và tam giác đơn giản hơn là bạn nhìn thấy hình bên phải với sự phức tạp màu sắc và một hình dạng tổng thể mơ hồ.

 

Trong trường hợp này, nhìn ba vật thể khác khá đơn giản hơn là nhìn một đối tượng phức tạp. Trong trường hợp khác, đơn giản là thấy một đối tượng riêng biệt, điều mang tới chúng ta … sự gần gũi.

 

Sự liên kết

 

"Khi nhìn một sự sắp xếp các yếu tố phức tạp, chúng ta muốn nhìn một mẫu đơn và có thể nhận biết được.

 

Như với quy luật Prägnanz, sự liên kết nhìn đơn giản. Sự liên kết là trái ngược với những gì ta nhìn thấy trong bức hình quy luật Prägnanz phía trên nơi ba đối tượng đơn giản hơn là một. Với sự liên kết, chúng ta thay thế sự kết hợp từng phần vào một hình dạng tổng thể đơn giản. Mắt chúng ta tự điền các thông tin còn thiếu để tạo thành những hình hài hoàn hảo.

 

02-closure

 

Trong tấm hình bên trái phía trên, bạn sẽ thấy một tam giác trắng cho dù trên hình chỉ thực sự gồm ba hình giống như trò chơi Pac-Man màu đen.

 

Với hình phía bên phải, bạn thấy một chú gấu trúc cho dù hình hiện hữu là tập hợp các hình dạng ngẫu nhiên. Nhìn ra hình tam giác và con gấu dễ hơn là cố gắng nhìn những đối tượng riêng biệt. Sự liên kết có thể coi như là một chất keo giữ các yếu tố lại với nhau. Đó là việc con người có xu hướng tìm kiếm một mẫu quen thuộc.

 

Chìa khoá để gắn kết là cung cấp đầy đủ thông tin để mắt (bộ não) có thể tự tìm ra những phần còn lại. Nếu thiếu hụt quá nhiều, các yếu tố sẽ sự chia ra các phần nhỏ thay vì tạo nên một tập hợp. Nếu quá nhiều thông tin đựơc cung cấp, thì sự gắn kết không xảy ra.

 

Tính đối xứng và thứ tự (order)

 

"Mọi người có xu hướng nhận thức các vật thể với các hình dạng đối xứng từ trung tâm".

 

Sự đối xứng cho phép chúng ta một cảm giác của sự vững chắc và trật tự, thứ mà chúng ta mong muốn thấy.

 

Chúng ta thường áp đặt trật tự từ hỗn loạn một cách tự nhiên.

 

Nguyên tắc này dẫn ta tới mong muốn cân bằng trong các sắp xếp thành phần, mặc dù các sắp xếp không hoàn toàn đối xứng để tạo cân bằng.

 

03-symmetry

 

Trong hình ảnh phía trên, bạn sẽ thấy 3 cặp dấu ngoặc mở và đóng. Nguyên tắc đối xứng khi chúng ta đọc bài viết này, có thể gợi ý chúng ta thấy cái gì khác. Điều đó cho thấy sự đối xứng được ưu tiên hơn là gần nhau.

Read More »

Bộ môn
chuyên ngành

200x200
Mạng
máy tính
200x200
công nghệ
phần mềm
200x200
Đồ họa
200x200
Tin học
cơ sở